Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012 - 2 nhận xét

[Marketing] Triết lý kinh doanh cấm phụ nữ đọc

1. Chàng yêu nàng từ thuở nàng mười lăm mười sáu tuổi. Cả hai lén lút đi lại, quan hệ, quậy gia đình, trốn nhà đi, dọa chết nếu không được chấp nhận. Nếu quan hệ ấy kéo dài một năm, được gọi là phạm pháp, dụ dỗ trẻ vị thành niên, có nguy cơ ra tòa thụ án. Nếu mối tình ấy kéo dài ba năm, được gọi là yêu trộm, tình yêu oan trái. Nếu mối tình kéo dài sáu bảy năm, sẽ được gọi là tình yêu đích thực, vượt núi trèo đèo qua bao khó khăn để yêu nhau.

Kết luận: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm được trong… bao lâu!

2. Một nàng cave, nếu ngủ với thợ thuyền hoặc lao động ngoại tỉnh, thì bị gọi là đối tượng xã hội. Nếu ngủ với đại gia lừng lẫy, thì được gọi là chân dài. Nếu ngủ với một ngôi sao sân cỏ hoặc màn bạc, sẽ được đàng hoàng lên báo kể chuyện “nghề nghiệp” và trưng ảnh hở da thịt giữa công chúng, không ai có ý định bắt nàng.

Kết luận: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm điều đó với ai!

3. Phòng tắm công cộng bỗng dưng bị chập điện gây hỏa hoạn lớn, vô số chị em chạy túa ra đường mà không kịp mặc gì. Những nàng thông minh là người không lấy tay che thân thể, mà lấy tay che… mặt.

Kết luận: Hãy quan tâm tới mấu chốt của mọi vấn đề.

4. Một nàng gái ế chạy tới đồn cảnh sát tố cáo: “Tôi đã cẩn thận để tiền trong áo lót, thế mà thằng cha đẹp trai đứng cạnh tôi ở trên xe bus đông đúc đã móc lấy mất tiền của tôi!”. Cảnh sát ngạc nhiên: “Tại sao nó có thể móc tiền được ở một vị trí “nhạy cảm” như thế, mà cô không phát hiện ra?”

Cô nàng gái ế thút thít: “Ai ngờ được là nó chỉ muốn moi tiền?”

Kết luận: Một nhà kinh doanh tài ba là người moi được tiền của khách hàng trong lúc đang khiến khách hàng sung sướng ngất ngây.

5. Nhân viên vệ sinh của công ty rất buồn phiền vì các quý ông thường lơ đãng khi vào nhà vệ sinh. Để giải quyết những vũng nước vàng khè dưới nền toilette, công ty dán lên tường, phía trên bệ xí nam một tờ giấy: “Không tiểu tới bô chứng tỏ bạn bị ngắn, tiểu ra ngoài bô chứng tỏ bạn bị… ủ rũ!”. Ngay từ ngày hôm sau, toilette nam sạch bóng và không còn quý ông nào lơ đãng nữa.

Kết luận: Hãy chứng minh cho khách hàng thấy vấn đề một cách cụ thể, ấn tượng.

6. Bố mẹ nàng mở cuộc thi tuyển con rể. Chàng A nói, tài khoản có một triệu đô. Chàng B khoe, có biệt thự hai triệu đô. Bố mẹ nàng có vẻ ưng lắm. Chàng C nói, cháu chả có gì cả, thưa các bác. Cháu chỉ có mỗi một đứa con, hiện đang nằm trong bụng của con gái các bác!

Kết luận: Muốn cạnh tranh với đối thủ, cần có tay trong!

(Trang Hạ biên dịch từ truyện cười tiếng Hoa – có sửa chữa 1 số thứ để phù hợp với cảm nhận hài hước của… người Việt)
- 1 nhận xét

[Games] Cuộc chiến Internet và đâu là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt?

Tác giả: Lê Hồng Minh - CEO công ty VNG
Chủ đề “nóng” trong vài ngày qua là sự so sánh về chính sách giữa các doanh nghiệp Internet Việt nam và quốc tế, và bản thân một vài phát biểu của Minh trong một số hội thảo được các bạn phóng viên trích dẫn lại cho các bài viết với một số tựa đề khá …giật gân (http://biz.cafef.vn/20120207050130826CA47/facebook-co-the-se-khien-vinagame-sup-do-trong-5-nam-toi.chn):)

Bài viết dưới đây vừa chia sẻ thêm những suy nghĩ của Minh xung quanh vấn đề này, vừa coi như là phần 2 của một bài viết cách đây hơn 2 năm về sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài trên Internet (http://me.zing.vn/apps/blog?params=minh/blog/detail/id/268435610)

1) VNG có khả năng bị Facebook “giết chết” trong 5 năm tới không?

Trên lý thuyết, Internet nói riêng và công nghệ nói chung là một ngành với vòng đời cực ngắn khi so sánh với các ngành công nghiệp truyền thống. Sự thay đổi với tốc độ rất nhanh của Internet và công nghệ vừa làm lỗi thời các mô hình kinh doanh và sản phẩm truyền thống, vừa tạo cơ hội để những doanh nghiệp mới phát triển với tốc độ rất nhanh, chiếm lĩnh thị trường. Những câu chuyện của Nokia, RIM bị Apple qua mặt (trên phạm vi toàn cầu) trong vòng 4 năm ngắn ngủi, hay Yahoo, AOL từ vị trí những người hùng của Internet 1.0 giờ đây chỉ là cái bóng so với các “người hùng” mới của Internet 2.0 như Facebook hay Groupon. Bất kỳ công ty Internet nào đều sẽ phải đặt câu hỏi “5 năm nữa mình có tồn tại hay không?”.

Thực tế, một mảng kinh doanh cốt lõi của VNG là phát hành game online hoàn toàn có thể …biến mất trong 5 năm tới vì sự phổ biến của mạng xã hội – và trực tiếp ở đây là Facebook.

Giải thích chi tiết một chút – giá trị mà tạo ra khi VNG phát hành một game (sản xuất bởi các developer ở Hàn Quốc, Trung Quốc) là (1) bản địa hóa (2) vận hành sản phẩm (3) tiếp thị và phân phối (4) chăm sóc khách hàng. Trong vòng hơn 10 năm qua (kể từ khi game online trở nên phổ biến từ cuối 1990), đây là mô hình kinh doanh phổ biến và tạo dựng rất nhiều các công ty lớn như Shanda, Tencent (Trung Quốc) hay Nexon (Mỹ, Hàn Quốc). VNG học mô hình này từ năm 2004-2005 và may mắn thành công với Võ Lâm Truyền Kỳ để từ đó có thể liên tục học hỏi và phát triển cho đến hiện nay.

Tuy nhiên, hai xu hướng lớn đang diễn ra (1) sự phát triển của các hệ sinh thái (tạm dịch từ “platform”) như các mạng xã hội hay hệ điều hành smartphone đã thay đổi hẳn cách thức tiếp thị và phân phối sản phẩm nội dung. Và (2) các công ty sản xuất nội dung (developer) đang thay đổi mô hình hoạt động để tiếp cận trực tiếp đến người dùng, không thông qua nhà phát hành địa phương (như VNG).

Ví dụ rõ nét là sự phát triển khủng khiếp của Zynga – tập trung vào làm game trên mạng xã hội – và chỉ trong 4 năm ngắn ngủi trở thành công ty game lớn thứ 2 trên thế giới (về giá trị) – với gần 300 triệu khách hàng. Zynga trực tiếp phát hành game trên 20 thị trường lớn nhất của Facebook – bằng cách tung ra các phiên bản game đã bản địa hóa sẵn 20 ngôn ngữ. Zynga trực tiếp vận hành sản phẩm một cách thống nhất trên tất cả các thị trường, trực tiếp tiếp thị và phân phối sản phẩm trên Facebook và chăm sóc khách hàng trên Facebook. Điều duy nhất Zynga cần từ một thị trường như Việt Nam là kết nối vào một hệ thống thanh toán thẻ cào (vì thanh toán bằng thẻ tín dụng chưa phổ biến).

Trong 2 năm vừa qua, Minh đã chứng kiến một làn sóng các developer Trung Quốc và Hàn Quốc đầu tư vào game MXH đã đi theo con đường của Zynga – trực tiếp phát hành các game MXH trên nhiều thị trường khác nhau mà không thông qua publisher/nhà phát hành. Các developer Trung Quốc rất năng động phát hành game từ Việt Nam (trên Zing Me) qua đến Châu Âu (Facebook, các MXH địa phương ở Nga, Ba Lan, Đức) đến cả Nam Mỹ (Orkut, Facebook).

5 năm tới, một điều chắc chắn là các developer trên thế giới sẽ ngày càng đi theo xu hướng này và các game trên MXH sẽ trở nên đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều so với các game MXH đời đầu như nông trại hay nuôi cá. Hoàn toàn có khả năng những game rất phức tạp và lớn hiện tại như World of Warcraft hay Call of Duty sẽ đươc phát hành đa ngôn ngữ và trực tiếp trên Facebook. Lúc đó, VNG hoàn toàn có khả năng mất hẳn mảng kinh doanh phát hành game hiện tại, và cuộc chiến của ngành game sau 5-7 năm nữa sẽ là cuộc chiến sản xuất game – và phát hành game toàn cầu – nơi mà chỉ có những doanh nghiệp lớn nhất, giỏi nhất toàn cầu mới có thể trụ được. Một ví dụ cụ thể là ngành game console/PC chỉ còn xót lại một vài tên tuổi lớn toàn cầu như Activision Blizzard hay EA – trong khi 20 năm trước đây thì có hàng trăm công ty phát hành game lớn nhỏ khác nhau.

Vì vậy, khả năng VNG “chết” vì Facebook (không trực tiếp nhưng gián tiếp) là điều hoàn toàn có thể xảy ra trong một tương lai không xa. (Và không những VNG mà còn rất nhiều doanh nghiệp Internet hay media khác, nhưng đó lại là chủ đề của một vài viết khác…)

2) Vậy VNG phải làm gì?

Trước viễn cảnh không lấy gì làm sáng sủa này – có vẻ cách tốt nhất cho VNG là …vận động chính phủ “chặn” Facebook như lời bình luận của rất nhiều bạn trên các diễn đàn và MXH.

Thật sự điều mà VNG đang làm là vận động cho một hành lang pháp lý rõ ràng và công bằng cho các doanh nghiệp Internet Việt Nam nói chung (và VNG nói riêng), nhưng điều này sẽ nói kỹ hơn ở phần 3. Phần 2 này sẽ nói nhiều hơn về những suy nghĩ của VNG với những mối đe dọa trực tiếp từ Facebook hay sự cạnh tranh toàn cầu này.

Ngay từ khi thấy được một “viễn cảnh” không có gì làm sáng sủa cho ngành phát hành game, VNG đã xác định hai hướng chiến lược chính cho mảng game là (1) xây dựng một hệ sinh thái (platform) phát hành game của riêng mình và (2) tham gia vào thị trường toàn cầu thông qua đầu tư vào R&D.

Platform phát hành game của VNG không đơn giản chỉ là Zing Me (mặc dù Zing Me là một phần quan trọng), mà là tập hợp của nhiều hệ thống nền tảng và kỹ thuật. Một ví dụ cụ thể là hệ thống CSM – một hệ thống quản lý phòng máy được VNG đầu tư trong suốt 6 năm và hiện tại được hơn 400 ngàn máy tính tại Việt Nam đang sử dụng với nhiều kỹ thuật và tính năng có thể cạnh tranh toàn cầu. Những hệ thống như Payment, Server Virtualisation, Data Analytics, Client Securities đang được đầu tư để tạo một giá trị rất rõ ràng và cụ thể của VNG cho các developer – rằng sản phẩm của các developer khi được VNG phát hành sẽ vận hành một cách ổn định nhất, sẽ “scale” (tăng trưởng) một cách nhanh chóng và tốt nhất, và sẽ ít rủi ro nhất ở thị trường Việt Nam. VNG hy vọng rằng những điều này sẽ ít nhất vẫn tạo ra lợi thế cạnh tranh của VNG với các hệ sinh thái khác như Facebook ở thị trường Việt Nam – ít nhất là trong một tương lai …lâu hơn 5 năm.

Song song đó, việc đi ra thế giới đã được VNG tiến hành từ 2011 và hai thị trường trọng điểm là Nhật và Trung Quốc. VNG đã phát hành 3 sản phẩm ở Trung Quốc và Nhật từ Q4 2011 và dù doanh thu còn khiêm tốn, nhưng đã có một lượng khách hàng nhất định và chỉ riêng trong 2012 VNG sẽ phát hành thêm 5 sản phẩm ở hai thị trường cực khó – nhưng cũng cực lớn này. Để làm được điều này thì VNG phải tập trung rất nhiều vào khâu R&D – vì đây là cách thức duy nhất để cạnh tranh với hàng ngàn các developer lớn nhỏ ở hai thị trường này. VNG tập trung vào hai mảng “nhánh” (niche) là game MXH và game mobile, và nếu đạt được những thành công từ sản phẩm thì sẽ từng bước “xuất khẩu” hệ sinh thái từ Việt Nam sang những thị trường khác.

Xét về mặt chiến lược, VNG hoàn toàn không mong chờ thành công đến từ việc …không có đối thủ cạnh tranh – vì điều này chả khác gì …chết một cái chết từ từ và êm ái (như câu chuyện ngụ ngôn con ếch chết trong nồi nước sôi từ từ). Cạnh tranh là một điều cực kỳ cần thiết cho bất kỳ doanh nghiệp nào và bất kỳ ngành nào – vấn đề đặt ra ở đây là cạnh tranh như thế nào…

3) Thách thức và cơ hội của các doanh nghiệp Internet Việt Nam

Một chiến lược cạnh tranh mà gần như 100% các nước đều áp dụng là tạo hàng rào bảo hộ cho doanh nghiệp nội địa trước làn sóng cạnh tranh toàn cầu – ngay cả Việt Nam khi xuất khẩu cá basa vào Mỹ cũng gặp rào cản phi thuế quan là …kiện phá giá. Vì vậy các bạn khi quá chỉ trích các lập luận bảo hộ thị trường nội địa cũng nên suy nghĩ nhiều chiều hơn.

Tuy nhiên, Internet (và công nghệ) ngay từ khi mới ra đời đã có một tính chất rất đặc thù là không có biên giới quốc gia và lan tỏa cực nhanh dựa trên một hệ thống nền tảng chung. Điều này vô hình chung tạo ra một ngành mang tính cạnh tranh nhất trên thế giới – nơi mà bất kỳ doanh nghiệp nào ở bất kỳ đâu cũng phải cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn nhất, giỏi nhất. Và kết thúc của cuộc chiến sẽ là “được ăn cả, ngã về không”.

Vì vậy, cơ hội nào cho chúng ta – những công ty nhỏ, khả năng “còi”, ở một thị trường nhỏ? Và đâu là cách mà chúng ta tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn?

Khái quát hóa – có 3 cách để tạo dựng một doanh nghiệp trên Internet (1) nội dung (2) dịch vụ và (3) kỹ thuật.
Tập trung vào nội dung để tạo ra sự khác biệt là sự thành công của VNE, Dân Trí, 24h và ở một chừng mực nào đó là Zing MP3. Nội dung luôn là lợi thế của doanh nghiệp nội địa nhưng hai vấn đề lớn và dài hạn là chúng ta sẽ không “lớn” được nếu thuần túy dựa vào nội dung (đặc biệt ở một thị trường có truyền thống …không trả tiền cho nội dung như Việt Nam) và chúng ta cũng không bước ra khỏi được cái ao làng của mình để cạnh tranh toàn cầu.

Ví dụ của dịch vụ là phát hành game online hay Vật giá hay Nhóm mua – tập trung vào xây dựng kỹ năng và hệ thống vận hành để tạo ra giá trị thông qua dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Thị trường này lớn hơn nhưng cạnh tranh khốc liệt hơn vì rào cản tham gia thị trường thấp. Việc có hàng chục công ty Việt Nam cùng tham gia làm game hay groupon hay TMDT là ví dụ cụ thể. Trong tương lai thì việc các công ty nước ngoài tham gia trực tiếp vào thị trường này khi thị trường đủ hấp dẫn (đã bắt đầu xảy ra với game online và TMDT) thì khả năng tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nội địa cũng là dấu chấm hỏi lớn.

Cách thức cạnh tranh thứ 3 – tập trung vào khả năng kỹ thuật – nghiên cứu và phát triển sản phẩm với hàm lượng công nghệ cao – là cách thức mà các công ty Internet và công nghệ hàng đầu trên thế giới dùng làm chiến lược cạnh tranh chính. Đây là một điều rất khó – vì đơn giản không chỉ phải là khả năng tạo ra sản phẩm mà là khả năng tạo ra sản phẩm có khả năng cạnh tranh toàn cầu nếu muốn sống lâu dài. Rất ít công ty nội địa chọn con đường này vì đây là con đường cực kỳ khó khăn, gian khổ và …lâu kiếm ra tiền (sẽ chết vì hết tiền trước khi …làm được) và khả năng thành công trong một môi trường không có nhân lực chất lượng cao là gần như …không có.

Ở Việt Nam – các doanh nghiệp trong nước đang cạnh tranh quyết liệt ở hai yếu tố (1) & (2), trong khi các doanh nghiệp nước ngoài đang tập trung vào yếu tố (3) Về lâu dài, yếu tố (3) sẽ dẫn đầu thị trường và đạt vị trí thống trị một cách tuyệt đối – gần như “được ăn cả, ngã về không”. Nhìn ra xung quanh Việt Nam, trừ một số nước (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) có độ lớn thị trường và nguồn nhân lực lớn đủ tạo doanh nghiệp Internet nội địa lớn, các nước nhỏ khác thì bị thống trị một cách tuyệt đối bởi Google, Facebook, thậm chí cả Yahoo. 5 năm nữa, chắc chắn hơn 50-60% doanh thu quảng cáo trực tuyến của Việt Nam, trị giá từ 50-100 triệu US$ (tùy theo khả năng phát triển của thị trường) sẽ đi vào túi của Google & Facebook (thực tế đang diễn ra ở hầu hết thế giới). Và hàng trăm doanh nghiệp Internet và báo chí Việt Nam sẽ đánh nhau chết sống để chia phần 40% còn lại.

Vì vậy, cơ hội duy nhất cho chúng ta là tập trung thật tốt vào (1) & (2) – thực sự tạo được sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh. Và một vài cá nhân, doanh nghiệp có khả năng sẽ đầu tư vào (3) kỹ thuật & công nghệ - để tìm cơ hội cạnh tranh và phát triển toàn cầu. Để làm được điều này rất khó, đòi hỏi quyết tâm, đầu tư và sự ủng hộ của chính sách và hệ thống.

Hiện tại, quyết tâm thì có thể có, nhưng sự ủng hộ về chính sách gần như là một điều …không tưởng.

Minh không nói thêm về việc bất bình đẳng về mặt chính sách nữa – vì đã nói quá nhiều. Chỉ muốn chia sẻ với mọi người một cảm xúc thật sự của một người làm Internet 7 năm ở Việt Nam.

Cảm xúc uất ức khi phải ngồi làm báo cáo và giải trình về những nội dung “vì phạm thuần phong mỹ tục” trên website và diễn đàn của mình, và chịu vô số biện pháp “phạt và kỷ luật” hay “đóng cửa”, trong khi có vô vàn thông tin tương tự diễn ra hàng ngày trên những trang web lớn nhất Việt Nam…

Cảm xúc uất ức khi phải xin rất nhiều giấy phép cho hàng loạt dịch vụ và sản phẩm, trong khi những sản phẩm mà mình phải cạnh tranh trực tiếp thì chẳng cần giấy phép gì…

Cảm xúc uất ức khi thấy các bạn báo chí chủ động dịch và đăng tin về các sản phẩm nước ngoài, còn mình thì phải đi …năn nỉ mọi người đăng tin về sản phẩm nội địa…

Cảm xúc uất ức khi những gì mà mình làm luôn bị coi là “chôm chỉa”, “copy” hay “lởm” hay “nổ” – mặc dù có rất nhiều nỗ lực miệt mài không quản thời gian hay công sức của rất nhiều người…

Và còn vô vàn cảm xúc tương tự mà những người thực sự trải nghiệm môi trường kinh doanh Internet ở Việt Nam chắc chắn không có ít thì nhiều…

Lời kết

VNG đã xác định rất rõ con đường trước mặt của mình – tập trung vào công nghệ và kỹ thuật để tìm cơ hội trở thành một công ty Internet có khả năng cạnh tranh toàn cầu. Con đường này sẽ rất khó khăn và thách thức, nhưng đó là con đường mà Minh và các đồng đội ở VNG đã lựa chọn.

Cái mà VNG đang làm – là cố gắng tạo ra một lợi thế bình đẳng để những doanh nghiệp Internet trong nước có thể tập trung thời gian và công sức vào những gì quan trọng nhất – sản phẩm – dịch vụ - công nghệ và khách hàng. Việc tạo ra một sự “bảo hộ nội địa” cho Internet Việt Nam là một …giấc mơ xa vời, và một mục tiêu …khó khả thi.

Cái mà VNG mong muốn – là ngày càng có nhiều cá nhân và doanh nghiệp cùng chia sẻ hoài bão và quan điểm của mình – để cùng hợp tác và cùng cạnh tranh xây dựng ngành công nghiệp Internet tại Việt Nam.
- 2 nhận xét

[Marketing] Những đoạn quảng cáo động lòng người của TC Bank

Những đoạn TV Commercial đầy xúc động chính là nhân tố cực kỳ quan trọng trong chiến lược Marketing của TC Bank (Đài Loan)

TC Bank - Dream Rangers


Năm người đàn ông với tuổi trung bình là 81, bắt đầu hành trình tìm lại giấc mơ thời tuổi trẻ sau khi một người trong nhóm của họ qua đời. Ba người bị bệnh tim, một người bị nghễnh ngãng, một người bị ung thư, đã tập luyện và rong ruổi khắp đất nước bằng chiếc xe máy cũ ngày xưa.

TC Bank Principal Ma3min Eng  


Câu chuyện về người thầy đã truyền đến những học sinh ở miền núi niềm tin vào chính mình.

TC Bank Mother


Một người mẹ chưa từng ra nước ngoài, không biết tiếng Anh, đã tự mình đi qua 3 quốc gia trong 3 ngày, vượt qua 32.000 km để đến thăm người con gái mới sinh.